YUCCA LÀ GÌ? ỨNG DỤNG CỦA NÓ TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Thời gian gần đây các sản phẩm có chiết xuất Yucca được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt trong nuôi tôm với hai vai trò chính: sử dụng làm chất bổ sung trong thức ăn tôm và xử lý nước ao nuôi. Vậy Yucca trong nuôi trồng thủy sản có công dụng gì và sử dụng như thế nào là hợp lý nhất? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Yucca là gì?

Cây Yucca có tên khoa học là Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico, Yucca thường mọc ở những dốc sa mạc đá và miền sa mạc Creosote có khả năng chịu đựng được sự nung nóng của mặt trời và không cần nước.

Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất Yucca được bổ sung trong thức ăn có thể làm giảm hàm lượng ammonia và urê trong máu của động vật. Ngoài ra, hoạt chất saponin trong chiết xuất Yucca còn được sử dụng làm thuốc diệt một cách hiệu quả các loài protozoa Giardia lamblia gây bệnh tiêu chảy ở người và động vật. Saponin còn có khả năng diệt protozoa trong ống tiêu hóa của động vật. Một số nghiên cứu cũng cho thấy saponin có khả năng ức chế có chọn lọc một số vi khuẩn gram dương.

Thành phần dinh dưỡng

– Trong cây yucca có hợp chất saponin rất đặc biệt. Saponin khi thủy phân tạo ra thành các phần gồm genin gọi là sapogenin và phần đường gồm một hoặc nhiều phân tử đường. Các đường phổ biến là D-glucoza, D-galactoza, L-arabinoza, axít galactunoic, axít D-glucuronic… Phần genin có thể có cấu trúc cholan như sapogeninsteroid hoặc sapogenintritecpen dạng β-amirin (axít olenoic), dạng α-amirin (axít asiatic), dạng lupol (axit buletinie) hoặc tritecpen bốn vòng.

– Dựa vào cấu trúc của phần sapogenin, người ta chia saponin ra làm 3 nhóm lớn là triterpenoit saponin, steroit saponin và glicoancaloit dạng steroit. Saponin có loại axit, trung tính hoặc kiềm. Trong đó, triterpenoit saponin thường là trung tính hoặc axít (phân tử có nhóm –COOH). Steroit saponin nhóm spirostan và furostan thuộc loại trung tính còn nhóm glicoancaloit thuộc loại kiềm.

– Hợp chất saponin đang có trên thị trường hiện nay chủ yếu lấy từ cây Yucca (Yucca schidigera). Để  thu hoạch saponin của cây Yucca người ta đem thân cây ngâm nước hoặc sấy khô. Nếu làm theo kỹ thuật sấy khô thì thân cây sau khi sấy đem nghiền thành bột, đó là bột saponin yucca. Nếu làm theo kỹ thuật ngâm nước thì thân cây sau khi ngâm nước được ép lấy dịch, đó là “dịch chiết yucca”.

Cơ chế tác động

Phân tử saponin có hai thành phần chính, steroid trung tâm tan trong dầu và một hoặc nhiều carbohydrate mạch nhánh tan trong nước. Hai thành phần này tạo nên đặc tính của một chất tẩy thiên nhiên, hoạt chất bề mặt (surfactant) chiết xuất từ thân cây Yucca có tác dụng kết hợp với ammonia, làm giảm ammonia tự do.

Khi thức ăn đi qua dạ dày, ammonia sẽ bị giữ lại bởi chất chiết xuất Yucca có trong thức ăn. Chúng cũng có thể kết hợp với ammonia khi ở ngoài cơ thể động vật. Chất chiết xuất Yucca ở dạng nước có khả năng kết hợp với các phân tử ammonia và chuyển đổi chúng sang dạng hợp chất nitrogen không độc khác.

Cơ chế làm giảm ammonia của chất chiết xuất Yucca thì chưa được hiểu rõ nhưng có nhiều nghiên cứu cho rằng có liên quan đến thành phần carbohydrate có trong mạch nhánh của phân tử saponin. Ngoài ra, các hợp chất stilben có nhiều trong vỏ cây Yucca cũng có liên quan đến khả năng hấp thụ ammonia.

Saponin còn có khả năng diệt protozoa trong ống tiêu hóa của động vật. Cơ chế tác động đến protozoa là saponin kết hợp với cholesterol hoặc sterol của màng tế bào làm cho màng tế bào của protozoa bị phá hủy. Một số nghiên cứu cũng cho thấy saponin có khả năng ức chế có chọn lọc một số vi khuẩn gram dương.

Lợi ích của chiết xuất Yucca trong nuôi trồng thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, khí NH3 thường gây độc cho cá khi hàm lượng lớn hơn 0,1 mg/L làm giảm sinh trưởng, tỉ lệ sống và tôm cá mẫn cảm hơn đối với mầm bệnh. Ngoài  ra Yucca còn sử dụng  vào các mục đích sau:

– Nguyên liệu sản xuất  thuốc thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo ao tôm cá.

– Hấp thu cực nhanh khí độc trong ao nuôi như: NH3, H2S,…

– Tăng lượng phiêu sinh vật bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, giảm hệ số thức ăn, và giúp tôm lớn nhanh.

– Kích thích sự phân hủy các chất cặn bã, làm sạch môi trường nước 

– Giúp giải quyết các trường hợp tôm cá nổi đầu do nồng độ H2S tăng cao đột ngột. 

– Tăng cường sức đề kháng, nâng cao quá trình miễn nhiễm ở tôm. Giúp tôm mau lướt qua bệnh tật.

– Giữ cho môi trường ao nuôi ổn định. Giảm thay nước trong quá trình nuôi.

– Chiết xuất Yucca có khả năng phân hủy nhanh chóng các vật chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, xác động vật, phân tôm và các loại mùn bã hữu cơ khác, góp phần làm sạch nước, đáy ao nuôi, làm nước hết nhờn.

Những ứng dụng của chất chiết xuất Yucca trong nuôi trồng thủy sản

Sử dụng làm chất bổ sung cho thức ăn

Chiết xuất Yucca ở dạng bột được trộn với thức ăn cho tôm nuôi nhằm giảm nồng độ ammonia và các hợp chất khác giúp tôm tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ chết đồng thời tăng trưởng và sinh trưởng tốt hơn. Liều lượng sử dụng chiết xuất Yucca (30% hoạt chất) là 60 – 130g/1 tấn thức ăn.

Trường hợp khí độc cao và tôm trên 45 ngày tuổi có thể trộn 1ml yucca dung dịch với 1kg thức ăn để hỗ trợ giải quyết khí độc trong ao nuôi tôm tốt hơn.

Sử dụng xử lý nước ao nuôi

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ammonia tổng cộng giảm nhiều nhất trong vòng 12 giờ khi xử lý bằng chiết xuất Yucca với liều lượng 72 – 108 mg/l trong hệ thống ương nuôi tôm sú. Một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh rằng chiết xuất Yucca có khả năng giảm mammonia cao nhất trong ao nuôi cá vào khoảng thời gian từ 12 – 24h.

Cách sử dụng chiết xuất Yucca trong nuôi trồng thủy sản còn tùy thuộc theo mỗi sản phẩm khác nhau. Để hiệu quả sử dụng được cao nhất bà con có thể kết hợp đồng thời với các loại hóa chất khử trùng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng chiết xuất Yucca trong nuôi trồng thủy sản

– Chiết xuất Yucca nên được sử dụng vào ban ngày không nên sử dụng vào ban đêm. Việc sử dụng Yucca vào buổi tối rất dễ gây sốc (đặc biệt trong chu kỳ lột xác) dẫn đến hiện tượng tôm chết hàng loạt.

– Có thể sử dụng Yucca định kỳ với men vi sinh nhưng nên sử dụng trước khi sử dụng men vi sinh từ vài giờ đồng hồ, bởi Yucca có khả năng kháng khuẩn nhất định.

– Hạn chế không nên sử dụng Yucca trong thời điểm tôm vừa lột xác đồng loạt. Bởi lẽ, Yucca có hàm lượng saponin 10% có khả năng kích thích tôm lột xác, nếu tôm vừa lột xác mà lại kích lột sẽ làm tôm yếu dần đi.

Hy vọng với những chia sẻ của Hóa chất Hải Đăng về công dụng của  Yucca trong nuôi trồng thủy sản đã cung cấp cho quý bà con kiến thức hữu ích để vận dụng vào nuôi tôm, cá một cách tốt nhất. Chúc bà con có một mùa vụ thắng lợi.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CP XNK HÓA CHẤT HẢI ĐĂNG

Địa chỉ : 172 Hà Khẩu-Hạ Long-Quảng Ninh

Điện thoại : 0934561220-0934563301