TỔNG HỢP CÁC LOẠI HÓA CHẤT XỬ LÝ NƯỚC HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY

Ô nhiễm nguồn nước hiện nay là vấn đề cần quan tâm toàn cầu, một trong những nguyên nhân chính là do các nguồn nước thải, rác, khói bụi các nhà máy khu công nghiệp,… gây ra. Trong đó, nước thải sinh hoạt cũng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình hình thành nguồn ô nhiễm đó. Do đó, tốc độ phát triển dân số, tốc độ phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh nên lượng nước thải cũng tăng theo. Việc xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường là rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn nước an toàn cho con người và hệ sinh thái.

các loại hóa chất dùng trong xử lý nước thải
Các loại hóa chất dùng trong xử lý nước thải

Bên cạnh nguồn nước thải sinh hoạt, thì nước thải công nghiệp cũng cần phải xử lý vì trong thành phần nước thải có rất nhiều các chất độc hại, kim loại nặng, chất hữu cơ, dầu mỡ,…Một trong các biện pháp xử lý nước thải công nghiệp đang được sử dụng hiện nay đó là sử dụng hóa chất để xử lý.

Hóa chất xử lý nước thải được sử dụng rất phổ biến hiện nay, nó góp mặt khá nhiều trong các hoạt động sản xuất công nghiệp ngày nay.Vậy hóa chất xử lý nước thải là gì?Sử dụng hóa chất xử lý nước thải như thế nào cho hiệu quả?Bài viết hôm nay, Hóa chất Hải Đăng xin giới thiệu đến Quý khách hàng các loại hóa chất dùng trong xử lý nước thải.

Tổng quan về hóa chất xử lý nước thải

Hóa chất xử lý nước thải là quá trình sử dụng các chất hóa học khi tác dụng với các chất độc, dầu mỡ,… có trong nước thải. Quá trình phản ứng giữa các chất hóa học và nước thải sẽ tạo ra các chất cặn bã, chất khí và nước an toàn. Sau quá trình đó kết thúc, sẽ tạo ra nguồn nước an toàn trước khi xả ra nguồn để đảm bảo an toàn cho con người và hệ môi trường sinh thái.

Các chất độc hại có trong nước thải nếu không được xử lý, đảm bảo, trước khi xả ra môi trường bên ngoài sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, như mắc các bệnh về da, ung thư hay môi trường sinh thái bị hủy diệt tạo nên các dòng sông chết, vùng đất chết.

Các loại hóa chất xử lý nước thải

Nhóm hóa chất keo tụ

Hóa chất keo tụ gồm các loại như phèn sắt, phèn nhôm, PAC, Polytetsu,…tạo nên những bông cặn có kích thước lớn và lắng xuống đáy. Phương pháp keo tụ tạo bông là biện pháp hóa lý hiệu quả nhằm xử lý màu nước, loại bỏ các chất rắn ở dạng lơ lửng, chất hòa tan giúp cho quá trình xử lý nước thải dễ dang và toàn diện hơn

PAC

  • Đặc điểm, tính chất
    • PAC tên đầy đủ Poly Aluminium Chloride
    • Công thức: :[Al2(OH)nCl6nxH2O]m
    • Dạng bột màu vàng, dễ tan trong nước và kèm tỏa nhiệt, dung dịch trong suốt, có tác dụng khá mạnh về tính hút thấm.
    • Quy cách: 1 bao/25kg
    • Xuất xứ: Trung Quốc
  • Công dụng
    • PAC có thể dùng xử lý nước thải chứa cặn lơ lửng như nước thải công nghiệp ngành gốm sứ, gạch, giấy, nhuộm, nhà máy chế biến thủy sản, xí nghiệp giết mổ gia súc.Vật liệu lọc nước sinh hoạt và nước uống cho hộ gia đình, dùng lắng trong trực tiếp nước sông hồ kênh rạch tạo nước sinh hoạt.
    • Xử lý nước cấp dân dụng, nước cấp công nghiệp: xử lý nước bề mặt, thích hợp cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt, hồ bơi trạm cấp nước…
    • Những bể nuôi con giống thủy sản (tôm giống, các giống) cũng có thể sử dụng PAC.
  • Liều lượng sử dụng
    • Pha chế thành dung dịch 5 – 10% và châm vào nước nguồn cần xử lý.
    • Liều lượng dùng xử lý nước mềm: 1 – 10 g/m3 PAC tùy theo độ đục của nước thô.
    • Liều lượng dùng xử lý nước thải (nhà máy giấy, dệt nhuộm, chế biến thủy hải sản, thực phẩm, lò mổ gia súc, nước thải sinh hoạt…): 20 – 200 g/m3 tùy theo hàm lượng chất lơ lửng và tính chất của nước thải.
Hóa chất trợ lắng PAC vàng (Poly Aluminium Chloride) là gì

Polymer Cation

  • Đặc điểm, tính chất
    • Công thức: (C3H5ON)n
    • Dạng bột, màu trắng, không mùi, tan hoàn toàn trong nước, có tính ăn mòn cao, có độ nhớt cao, hoạt động được trong môi trường acid lẫn bazo, gây kích ứng mắt và da nên lưu ý khi tiếp xúc trực tiếp.
    • Quy cách: 1 bao/25kg
    • Xuất xứ: Anh Quốc
  • Công dụng
    • Dùng trong xử lý nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt, nước hồ bơi, nước dùng để chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản.
    • Xử lý bùn, keo tụ gia tăng khả năng đông tụ, giữ các chất rắn, kim loại nặng, tăng độ lắng, lọc nước giảm những chất rắn lơ lửng trong nước.
    • Là chất cô đặc, trợ lắng, hút nước nhanh chóng, có thể dùng áp dụng tách rắn lỏng bất kỳ, phù hợp với xử lý bùn hữu cơ.
  • Liều lượng sử dụng
    • Liều lượng: Hòa trộn 0.5kg Polymer Cation từ từ vào 1000 lít nước, khuấy đều và sử dụng.
Các loại hóa chất dùng trong xử lý nước thải
Hóa chất Polymer Cation

Polymer Anion

  • Đặc điểm, tính chất
    • Công thức: CONH2[CH2-CH-]n
    • Dạng bột, màu trắng, không mùi, hút ẩm mạnh, gặp nước trương nở to ra.
    • Quy cách: 1 bao/25kg
    • Xuất xứ: Anh Quốc
  • Công dụng
    • Polymer Anion được dùng làm chất keo tụ tạo bông nhằm kết lắng các chất thải rắn hoặc dạng keo kích thước nhỏ (có nguồn gốc vô cơ) lơ lửng trong nước thải, giúp quá trình diễn ra nhanh hơn, giảm đáng kể SS, COD của nước sau xử lý.
    • Làm chất phụ gia và kết dính trong thức ăn thủy sản, chất trợ bảo lưu cho ngành giấy.
    • Làm khô bùn sau xử lý: Bùn có đặc tính vô vơ cần chất kết bông anion. Lượng Polymer cần xử lý rất nhỏ, chỉ cỡ phần nghìn. Nếu dùng quá nhiều thì nước sẽ trở nên rất nhớt, gây cản trở cho các công đoạn xử lý tiếp theo. Ngoài ra, lượng polymer dư sẽ làm tăng COD.
  • Liều lượng sử dụng
    • Tùy theo tính chất huyền phù mà chúng ta chọn loại Polymer cho phù hợp. Polymer Anion được hòa tan trong nước để tạo thành dung dịch gốc, sau đó bơm vào hệ thống cần xử lý.
    • Hòa trộn 0.5kg Polymer Cation từ từ vào 1000 lít nước, khuấy đều và sử dụng.
    • Lưu ý: phải dùng nước sạch không có chứa nhứng hợp chất lơ lửng. Khuấy đều sẽ làm giảm tính năng của Polymer, do đó không nên khuấy mạnh khi dung dịch đã phân tán đều.
Hóa chất Polymer Cation
Hóa chất Polymer Cation

Nhóm hóa chất cân bằng pH

PH ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình xử lý sinh học. Vì vậy, điều chỉnh pH về mức thích hợp là cần thiết trong quá trình xử lý nước thải. Điều chỉnh pH chủ yếu bổ sung dung dịch kiềm hoặc acid. Hóa chất thường sử dụng nâng pH là Natri hydroxit, giảm pH là Acid sunfuric.

bộ kiểm tra nhanh pH
Thang màu xác định độ pH

Xút vảy NaOH

  • Đặc điểm, tính chất
    • NaOH (Natri hydroxit) còn gọi là xút, tồn tại dưới dạng chất rắn màu trắng, có dạng viên, hạt, vảy hoặc ở dạng dung dịch 50%, không mùi.
    • Nồng độ 99%
    • Sản phẩm rất háo nước, phản ứng mãnh liệt và được bảo quản cẩn thận vì rất dễ hấp thu bởi khí CO2.Do đó, khi hòa tan NaOH bắt buộc phải dùng nước lạnh.
    • Quy cách: 1 bao/25kg
    • Xuất xứ: Trung Quốc/Đài Loan/Indonesia/Thái Lan
Các loại hóa chất dùng trong xử lý nước thải
Các loại hóa chất dùng trong xử lý nước thải
  • Công dụng
    • Xút vẩy NaOh 99% là một trong nguyên liệu hóa chất cơ bản của nền kinh tế quốc gia, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp hóa chất và luyện kim, ngành dệt nhuộm, y dược, thuốc trừ sâu, hóa hữu cơ tổng hợp
    • NaOH 99% Xút vẩy là một trong những hóa chất dùng trong nhiều ngành công nghiệp như chất tẩy rửa, sơn, sản xuất giấy, công nghệ lọc dầu, công nghệ dệt nhuộm, thực phẩm, xử lý nước.
    • Ngoài ra xút vẩy dùng để sản xuất các loại hóa chất đi từ xút như Silicat Natri, Al(OH)3, chất trợ lắng PAC, …
  • Liều lượng sử dụng
    • Tùy vào độ pH trong nước mà thêm lượng hóa chất cho phù hợp, để cân bằng về mức ổn định.

Acid Sunfuric

  • Đặc điểm, tính chất
    • Chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gấp 2 lần nước.
    • Là một loại acid mạnh.
    • Nồng độ 98%.
    • Nó hòa tan trong nước theo bất kỳ tỷ lệ nào.
    • Quy cách: 1 can/30 lít
    • Xuất xứ: Việt Nam
  • Công dụng
    • Hóa chất Axit Sunfuric  được ứng dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp như : sản xuất phèn, sắt thép, dệt nhuộm, xử lý nước, bình ắc quy, thực phẩm (nhà máy đường, bột ngọt), nhà máy điện, thuộc da,… dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt tẩy rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn màu,….
  • Liều lượng sử dụng
    • Khi pha loãng acid H2SO4 cần cho acid vào nước mà không được cho ngược lại.
    • Tùy vào độ pH trong nước mà thêm lượng hóa chất cho phù hợp, để cân bằng về mức ổn định, phù hợp với các công trình xử lý phía sau.
Các loại hóa chất dùng trong xử lý nước thải
Các loại hóa chất dùng trong xử lý nước thải

Nhóm hóa chất khử trùng

Khử trùng là công đoạn cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải cũng là công đoạn quan trọng trong hệ thống xử lý. Hóa chất sử dụng để khử trùng khá phong phú chủ yếu là: Chlorine, Clo, nước Javen, ….Phổ biến nhất người ta thường dùng chlorine để khử trùng.

Chlorine Hi Chlon 70%

  • Đặc điểm, tính chất
    • Tên gọi: Calcium Hypochlorite hay Chlorine Nippon.
    • Công thức: Ca(OCl)2
    • Dạng hạt nhỏ trắng đục, hàm lượng Clo 70%, hút ẩm mạnh trong nước, dễ hòa tan trong nước. Độ ẩm: 10-14%.
    • Quy cách: 1 thùng/45 kg.
    • Xuất xứ: Nhật Bản
  • Công dụng
    • Khử mùi hệ thống thoát nước và cầu cống.
    • Khử tảo trong hồ chứa nước.
    • Vệ sinh hồ bơi.
    • Khử trùng và khử mùi nước thải nhà máy.
    • Khử mùi thùng chứa đựng thực phẩm.
    • Khử trùng và bảo quản rau quả tươi, cá và hải sản.
    • Tẩy trắng bột giấy và vải sợi.
    • Tẩy trắng vật liệu nhuộm bằng da.
  • Liều lượng sử dụng
    • Liều lượng Calci hypochloride sử dụng tùy thuộc vào hàm lượng Chlorine có trong Calci hypochloride và pH môi trường, hàm lượng chất hữu cơ, độ trong của nước, ammonia,…
    • Đối với nước thải: Clo hoạt tính được tính bằng 3-5 mg/l đối với nước thải sau xử lý sinh học hoàn toàn.
    • Đối với xử lý nước sạch: Nước mặt từ 2-3mg/l, đối với nước ngầm là từ 0.7-1mg/l; hàm lượng Clo dư không nhỏ hơn 0.3 và không lớn hơn 0.5 mg/l.
    • Đối với hồ bơi: Sử dụng liều lượng duy trì hằng ngày 200g-300g /100m3 đối với điều kiện hồ bình thường. Lượng khách tắm đông, nước hồ sục mạnh, thời tiết nắng gắt, gió mạnh thì sử dụng lượng cao nhất.
Chlorine 70% hãng Nippon nhập khẩu từ Nhật
Các loại hóa chất dùng trong xử lý nước thải

Nhóm hóa chất cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh

Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng phụ thuộc vào thành phần của nước thải và tỷ lệ giữa chúng được xác định bằng thực nghiệm. Để tính toán sơ bộ người ta thường lấy tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1. Tỷ lệ này chỉ đúng cho 3 ngày đầu, còn khi quá trình xử lý kéo dài, để tránh giảm hiệu suất của bùn hoạt tính, cần giảm lượng Nito và Photpho trong nước thải. Khi quá trình xử lý kéo dài 20 ngày thì tỷ lệ BOD:N:P cần giữ ở mức 200:5:1.

Chất dinh dưỡng được dùng để nuôi cấy vi sinh trong bể xử lý yếm khí và hiếu khí. Chất dinh dưỡng chỉ sử dụng trong giai đoạn khởi động ban đầu để nuôi cấy vi sinh và được châm vào bể xử lý yếm khí và hiếu khí bằng tay

Acid Phosphoric (H3PO4)

  • Acid phosphoric 85% được sử dụng chủ yếu cung cấp phospho cho vi vinh vật ở bể xử lý sinh học.
  • Liều lượng cần dùng: 20kg/ngày đêm.
H3PO4 85% - phosphoric acid Mới 100%, giá: 21.000đ, gọi: 0961213296, Quận  Long Biên - Hà Nội, id-72b71000
Các loại hóa chất dùng trong xử lý nước thải

Ure

  • Ure 10% được sử dụng chủ yếu cung cấp nito cho vi sinh vật ở bể xử lý sinh học.
  • Liều lượng Ure cần dùng: 80kg/ngày đêm.

Trên đây, là giới thiệu các loại hóa chất tiêu biểu thường dùng trong hệ thống xử lý nước thải.Mỗi loại hóa chất có một công dụng riêng.Tùy vào mục đích sử dụng, đặc tính của nước thải mà chúng ta chọn loại hóa chất cho phù hợp.

Quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn cách dùng vui lòng liên hệ 093456.3301 hoặc 093456.1220  để được hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng cảm ơn Quý khách đã đến với Hóa Chất Hải Đăng!