NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Một bộ phận không nhỏ người nuôi chưa nắm bắt kỹ thuật nuôi, quản lý sức khỏe của động vật thủy sản trong ao, đầm nuôi nên dịch bệnh dễ phát sinh, lây lan và gây nhiều tổn thất to lớn về mặt kinh tế. Vì thế, vấn đề dịch bệnh vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi trồng thủy sản, họ đã tìm mọi cách làm giảm dịch bệnh phát sinh bằng cách sử dụng thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi.

Vì sao cần lưu ý khi sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản?

Việc sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh trị bệnh cho động vật thủy sản (tôm, cá) là điều tất yếu cần thiết. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp sử dụng hóa chất, kháng sinh trong phòng trị bệnh cho vật nuôi thủy sản không tuân thủ các quy định về sử dụng hóa chất, kháng sinh nên đã có tác dụng ngược, tác động đến môi trường, hệ sinh thái của khu vực hoặc để lại dư lượng trong sản phẩm thủy sản, ít nhiều sẽ gây tác hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, nhất là đối với các loại hóa chất, kháng sinh không được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong thủy sản gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng khiến tôm nhờn lại các loại thuốc khác

Việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong thủy sản gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng khiến tôm nhờn lại các loại thuốc khác

Một số phương pháp sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản hiệu quả

Để phòng trị bệnh cho động vật thủy sản cần áp dụng các phương pháp sau:

  • Dùng thuốc với nồng độ tương đối cao tắm cho động vật thủy sản theo thời gian quy định (tương ứng với nồng độ thuốc cho phép), phương pháp này chỉ áp dụng trong trại giống hoặc môi trường nuôi có diện tích nhỏ.
  • Thuốc được dùng với nồng độ thấp và thời gian kéo dài, thường áp dụng cho các ao đầm nuôi với diện tích lớn. Để giảm lượng hóa chất sử dụng cần hạ thấp mực nước trong ao đầm nuôi, đồng thời cũng cần phải chuẩn bị một lượng nước sạch để chủ động cấp vào ao nuôi phòng khi có sự cố xảy ra.
  • Dùng thuốc hoặc các chế phẩm trộn vào thức ăn, phương pháp này thường kém hiệu quả đối với một số bệnh vì khi đối tượng nuôi bị bệnh khả năng hoạt động sẽ kém, do đó hoạt động bắt mồi thường kém đôi khi bỏ ăn nên kết quả điều trị thường không cao. Khi sử dụng phương pháp này cần bổ sung thêm dầu gan mực, dầu thực vật bao bên ngoài viên thức ăn để hạn chế thuốc, hóa chất bị mất đi do hòa tan trong môi trường nước nuôi.
  • Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào cơ thể động vật thủy sản (chỉ áp dụng cho động vật quý hiếm hoặc đối tượng nuôi có giá trị kinh tế).
Phương pháp sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản hiệu quả

Phương pháp sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản hiệu quả

Một số hóa chất sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản

1. Vôi (CaCO3, CaO)

Vôi là một chất rất quan trọng, chúng được sử dụng để giúp xử lý đất và nước ao nuôi, cũng được coi là một chất diệt tạp và khử trùng, dùng để xử lý, cải tạo ao trước khi thả giống nuôi.

Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng giảm độ chua (độ acid) trong đất, tăng độ kiềm, hòa tan các vật chất hữu cơ, kích thích tảo phát triển trong ao nuôi thủy sản. 

Vôi (CaCO3, CaO) trong nuôi trồng thủy sản

Vôi (CaCO3, CaO) trong nuôi trồng thủy sản

2. Zeolite

Zeolite được sử dụng khá nhiều trong ao nuôi hiện nay bởi có tác dụng quan trọng giúp để khử H2S, CO2 và Ammonia. Trong ao nuôi, chúng được dùng để làm sạch đáy ao, do trong các hạt Zeolite có nhiều xoang rỗng nên khá dễ dàng hấp thu các loại khí độc, đây là sự trao đổi giữa các ion có trên Zeolite với các ion có trong môi trường nuôi. 

Không có mô tả ảnh.

3. Chlorine

Chúng là một hợp chất oxy hóa mạnh, có tính độc đối với tất cả các loại sinh vật. Chính vì thế, chúng được sử dụng nhiều để giúp khử trùng nước, ao nuôi, bể ương cũng như các loại dụng cụ.

Vai trò quan trọng của chlorine chính là có thể diệt tất cả các vi khuẩn, virus, tảo, phiêu sinh động vật có trong môi trường nước.
Không có mô tả ảnh.

4. Thuốc tím (Kali Permanganate – KMnO4

Thuốc tím KMnO4 cũng là một chất oxy hóa chất hữu cơ, vô cơ và diệt vi khuẩn. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và ngoại ký sinh trùng (nhóm nguyên sinh động vật).

Thuốc tím (Kali Permanganate - KMnO4) 

Thuốc tím (Kali Permanganate – KMnO4

5. Vitamin C

Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường trao đổi chất, tăng sức đề kháng để chống được các bệnh nhiễm khuẩn, giảm stress do các biến động của môi trường gây ra.

Không có mô tả ảnh.

6. Sắc tố carotenoid

Sắc tố Carotenoid cũng là một trong những hóa chất sử dụng nhiều trong nuôi trồng thủy sản, nó có trong thức ăn của động vật thủy sản để tạo màu sắc cho động vật thủy sản.

Chất có trong thịt và vỏ tôm chính là astaxanthin. Cá, tôm không tự tổng hợp được sắc tố mà nó tùy thuộc vào lượng carotenoid có trong thức ăn chúng sử dụng.

Khi sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản cần lưu ý gì?

Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản để an toàn và hiệu quả cao: 

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm do dư lượng hóa chất trong các sản phẩm thủy sản.
  • Ảnh hưởng của hóa chất sử dụng đến chất lượng nước và bùn đáy ao, tác động đến cấu trúc và tính đa dạng sinh học.
  • Tồn lưu trong môi trường, tác động đến hệ vi sinh vật trong môi trường và đưa đến các dòng vi khuẩn kháng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản

Lưu ý khi sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản

Sự thiếu hiểu biết trong việc sử dụng hóa chất sẽ đưa đến việc để lại dư lượng hóa chất trong cơ thể đối tượng nuôi, hoặc sử dụng hóa chất không hiệu quả. Vì vậy cần tuân thủ các yếu tố sau:

  • Chọn loại hóa chất dễ sử dụng, đơn giản, có hiệu quả.
  • Tác dụng nhanh, hiệu quả kinh tế sau khi sử dụng.

Chúng tôi khuyến cáo người nuôi trồng thủy sản sử dụng các loại hóa chất xử lý nước đúng theo hướng dẫn, tránh tình trạng sử dụng quá liều lượng gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và môi trường ao nuôi.