CÁCH SỬ DỤNG EM GỐC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Chế phẩm EM gốc là gì? Cách sử dụng chế phẩm EM trong nuôi trồng thủy sản

Chế phẩm EM gốc là cái tên được nhắc đến khá nhiều trong thời gian qua, tuy nhiên không phải ai cũng biết đây là sản phẩm gì, cách sử dụng chế phẩm EM như thế nào. Vậy nên, trong bài viết sau đây Hóa chất Hải Đăng xin tổng hợp thông tin và gửi đến bạn đọc lời giải đáp đầy đủ cho những thắc mắc ấy.

1. Chế phẩm EM gốc là gì?

EM gốc hay còn gọi là chế phẩm EM, đây là một loại chế phẩm sinh học dạng dịch gốc với thành phần đa dạng các loại vi sinh vật có lợi. Theo một vài nghiên cứu cho thấy chúng có đến hơn 84 chủng vi sinh vật sống cộng sinh và tương hỗ lẫn nhau trong việc xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như: Xử lý nước, xử lý khí độc, tạo màu nước, bổ sung vào thức ăn cho chăn nuôi tôm, cá,…

CHẾ PHẨM SINH HỌC EM GỐC NUTRIMEND SILVER - HÓA CHẤT THỦY SẢN™ | CHỮA BỆNH  THỦY SẢN | VMCGROUP

Thông thường, chế phẩm EM gốc là chế phẩm EM đậm đặc. Và để phát huy được công dụng của nó tối đa người ta thường hoạt hóa, sinh khối loại chế phẩm này để tạo thành các loại chế phẩm EM thứ cấp với chi phí thấp hơn, hiệu quả cao hơn.

Cách nhận biết chế phẩm EM gốc chính hãng

Thị trường có nhiều loại chế phẩm EM nhưng không phải loại nào cũng đảm bảo chất lượng, chính hãng. Loại chế phẩm EM1 tốt phải đảm bảo đáp ứng được 3 tiêu chí như sau:

– Mật độ vi sinh vật lớn.

– Chứa đa dạng chủng vi sinh vật khác nhau.

– Hoạt tính của các vi sinh vật mạnh mẽ và không bị thoái hóa về giống.

Nói là vậy nhưng bằng mắt thường bạn không thể nào xác định được sản phẩm có đạt được 3 tiêu chí như trên hay không. Vậy nên tốt nhất bạn nên quan sát chúng và dựa vào những nhân tố nhận diện bên dưới:

– Chế phẩm EM gốc chính hãng sẽ có màu dịch nâu vàng sậm.

– Độ pH của nó thấp, thông thường chỉ từ 3.5 đến 4 mà thôi.

– Khi nếm chế phẩm này có vị chua ngọt, mùi lên men dễ chịu.

– Ở trên bề mặt của sản phẩm này hay có lớp váng trắng, đây chính là lớp tế bào nấm men.

2. Công dụng của chế phẩm EM trong ao nuôi tôm cá

Chế Phẩm Sinh Học Em Giá Tốt Nhát Hải Phòng

Hiện nay, chế phẩm em gốc em1 được ứng dụng khá nhiều trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm, cá. Nó được coi là một sản phẩm không thể thiếu trong quy trình nuôi tôm, cá, thủy sản thâm canh bởi mang lại những công dụng to lớn sau:

– Chế phẩm EM giúp xử lý ao nuôi hiệu quả, tạo màu nước và điều hòa tỏa phát triển ổn định.

– Giúp ổn định màu nước cũng như gây ức chế hiệu quả các loại tảo độc.

– Phân hủy các chất thải hữu ở nền đáy bao gồm: Vỏ tôm, phân thải thủy sản, thức ăn dư thừa,…

– Sử dụng chế phẩm EM gốc có thể xử lý khí độc trong ao nuôi bao gồm: H2S, amoni, nitrit,… qua đó giúp giảm COD, BOD, xử lý nước thải và cải thiện môi trường ao nuôi tuyệt vời.

– Giúp ức chế cũng như tiêu diệt các loại vi sinh vật gây bệnh như vibrio, coliform, Aeromonas,… qua đó giúp các loại thủy sản có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất

– Giảm FCR hay còn gọi là tỉ lệ chuyển đổi thức ăn, giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo vật nuôi hấp thụ được chất dinh dưỡng tốt nhất.

– Gia tăng mật độ nuôi tôm cá thâm canh.

– Ngăn chặn tình trạng giảm oxy trong nước, một vấn đề luôn khiến nhiều bà con chăn nuôi phải đau đầu.

– Tạo hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu, đem lại rất nhiều lợi ích cho ao nuôi tôm, cá, thủy sản.

– Rút ngắn thời gian nuôi tôm cá, giúp vật nuôi lớn nhanh, mang lại nguồn thu lớn cho bà con nông dân.

3. Cách sử dụng chế phẩm EM trong nuôi trồng thủy sản

Mặc dù được ứng dụng trong suốt quá trình nuôi trồng thủy sản, song cách sử dụng chế phẩm EM ở mỗi giai đoạn sẽ có sự khác nhau. Tốt nhất bạn nên nắm rõ quy trình bên dưới để tránh mắc sai lầm đáng tiếc.

3.1. Sử dụng chế phẩm EM xử lý ao trước khi nuôi

* Cải tạo ao

Bước 1: Trước khi thả vật nuôi xuống bà con cần phải cải tạo ao, hút bùn và cày xới lớp đất ở dưới đáy áo cẩn trọng.

Bước 2: Dùng oxy gia hay chất diệt khuẩn khát để phun ướt bề mặt đáy áo.

Bước 3: Phơi ao trong vòng 7 đến 10 ngày.

Bước 4: Dùng chế phẩm EM2 phun ướt đều bề mặt ao với liều lượng 120 đến 150 lít cho một ha.

* Xử lý nước trong ao trước khi thả nuôi

Bước 1: Cho nước vào trong ao để đạt được độ sâu trung bình từ 1 đến 1.2 mét.

Bước 2: Bật quạt cho nước chạy liên tục trong thời gian từ 2 đến 3 ngày để kích thích trứng tôm, ốc, côn trùng, cá tạp,… nở thành ấu trùng.

Bước 3: Sử dụng saponin để tiêu diệt cá tạp.

* Gây màu nước ao nuôi

Cách sử dụng chế phẩm em để gây màu nước cũng rất đơn giản như sau:

Bước 1: Bà con cần bị các nguyên liệu theo công thức 1 lít EM1+ 2kg mật rỉ đường + 2kg cám gạo + 46 lít nước, tất cả đem ủ kín trong thời gian từ 5 đến 17 ngày để thu về 50 lít EM thứ cấp.

Bước 2: Tưới chế phẩm EM thứ cấp thu được ở bước 1 đều lên trên bề mặt ao với liều lượng 10 đến 15 lít cho 1000m2.

Bước 3: Bật quạt nước và cho chạy liên tục. Cứ 2 ngày thì tưới chế phẩm 1 lần với liều lượng như trên cho đến khi màu nước đạt được như ý muốn thì hãy thả tôm, cá, thủy sản xuống.

3.2. Cách sử dụng chế phẩm EM trong quá trình nuôi

Không chỉ khi xử lý ao nuôi mà trong quá trình nuôi bà con cũng cần dùng đến chế phẩm em thứ cấp với mục đích phân hủy chất thải hữu cơ nền đáy, xử lý nước, xử lý khí độc, ổn định màu nước. Cách dùng cũng đơn giản như sau:

Bước 1: Làm chế phẩm EM2 để phục vụ cho quá trình nuôi bằng công thức: 1 lít EM1 + 2 lít mật rỉ đường + 2kg cám gạo + 38 lít nước. Tất cả nguyên liệu đem ủ trong thời gian 3 đến 5 ngày để thu được 40 lít EM2.

Bước 2: Đánh chế phẩm EM2 định kỳ theo liều lượng các giai đoạn như sau:

– Giai đoạn từ 0 đến 30 ngày nuôi định kỳ 1 tuần 2 lần sử dụng liều lượng 10 lít EM2 cho 1000m3.

– Giai đoạn từ 30 đến 45 ngày nuôi định kỳ 3 ngày một lần sử dụng liều lượng 12 đến 15 lít EM2 cho 1000m3.

– Giai đoạn từ 45 đến 60 ngày nuôi định kỳ 2 ngày một lần sử dụng liều lượng 15 lít EM2 cho 1000m3.

– Giai đoạn từ 60 đến 90 ngày nuôi định kỳ 1 ngày một lần sử dụng liều lượng 15 lít EM2 cho 1000m3.

3.3. Sử dụng chế phẩm EM trong nuôi tôm mang lại hiệu quả gì?

Nếu áp dụng cách sử dụng chế phẩm em theo công thức trên cho quá trình nuôi kéo dài từ 2.5 đến 3 tháng không bao gồm giai đoạn chuẩn bị ao thì sẽ đem lại kết quả như sau:

– Tôm sẽ đạt được kích cỡ từ 65 đến 70 con/kg.

– Tôm phát triển đồng đều và hạn chế dịch bệnh tối đa.

– Nước trong ao nuôi luôn duy trì được màu trà và trong xanh.

– Lượng bùn cuối vụ sau khi thu hoạch cũng ít đi đáng kể.

– Độ pH luôn duy trì ở mức từ 7.5 đến 8.5m, môi trường nuôi tôm cũng ít có sự biến động.

– Dùng chế phẩm EM xử lý trong bể ương giống cũng đem lại hiệu quả cao, giúp bể luôn sạch sẽ.

4. Cách sử dụng chế phẩm EM phòng và trị bệnh cho tôm, cá

Ngoài việc dùng để xử lý môi trường ao nuôi thủy hải sản thì chế phẩm sinh học em 1 còn có công dụng tuyệt vời trong việc phòng và trị bệnh cho tôm cá. Vậy để phát huy được công dụng này bạn cần phải sử dụng chế phẩm EM ra sao? Câu trả lời chính là sản xuất ra EM tỏi, EM rượu hay EM5, EM chuối,… để dùng.

4.1. Chế phẩm EM rượu

Chế phẩm EM rượu hay còn gọi là EM5, đây là sản phẩm được dùng để hỗ trợ xử lý đáy ao và nước trong nuôi trồng thủy sản. Nó là dòng EM thứ cấp giúp kích thích tôm ăn ngon, khỏe mạnh và gia tăng sức đề kháng.

Công thức để sản xuất EM rượu như sau: 1 lít chế phẩm EM1 + 1 lít rượu + 1 lít giấm + 1 lít rỉ đường + 7 lít nước sạch. Tất cả các nguyên liệu trên đem trộn và khuấy đều rồi đậy kín. Ủ trong thời gian từ 3 đến 5 ngày sẽ thu được 10 lít chế phẩm EM5. Sử dụng nó cho các mục đích sau:

– Để xử lý đáy ao cần liều lượng 5 lít EM5 cho 1000m2.

– Để xử lý nước cần liều lượng 4 lít EM5 cho 1000m2.

– Định kỳ cứ 7 ngày một lần cho tôm ăn EM5 thì cũng sẽ lớn nhanh hơn. Khi tôm càng lớn thì số cho ăn tăng theo.

– Bà con có thể sử dụng EM5 kết hợp với chế phẩm EM2 để phát huy hiệu quả tối đa.

4.2. Chế phẩm EM tỏi

Công dụng của chế phẩm EM tỏi là để gia tăng sức đề kháng cũng như phòng bệnh cho tôm, cá. Muốn sản xuất loại chế phẩm này bà con cần áp dụng công thức sau: 1 lít EM gốc + 1 lít giấm + 1 lít rượu + 1 lít rỉ đường + 1 kg tỏi xay nát + 15 lít nước. Tất cả các nguyên liệu này đem khuấy đều rồi đầy kín ủ trong thời gian 72 giờ để thu được 20 lít chế phẩm EM tỏi.

Cách sử dụng như sau:

– Trộn 1 lít EM tỏi với 10kg thức ăn và ủ trong thời gian 30 phút trước khi cho tôm ăn.

– Định kỳ 7 đến 10 ngày hãy cho tôm ăn EM tỏi trộn thức ăn một lần.

– Khi phục vụ mục đích trị bệnh cho tôm cần gia tăng liều lượng lên gấp đôi và bổ sung liên tục.

4.3. Chế phẩm EM chuối

Tương tự như EM tỏi, EM chuối được bổ sung vào thức ăn cho tôm, cá giúp vật nuôi tiêu hóa tốt, hấp thụ chất dinh dưỡng mạnh và phòng bệnh hiệu quả. Công thức sản xuất chế phẩm EM chuối như sau: 1kg chuối chín (bóc vỏ, xay nhuyễn) + 1 lít chế phẩm EM2 + 1 lít mật rỉ đường + 8 lít nước sạch, đem tất cả trộn đều và đậy kín ủ yếm khí. Sau 48 giờ ủ sẽ thu được 10 lít EM chuối.

Cách sử dụng chế phẩm EM chuối như sau:

– Trộn 1 lít EM chuối với 10kg thức ăn rồi ủ 1 giờ trước khi cho vật nuôi ăn.

– Cho tôm, cá ăn chế phẩm EM liên tục hằng ngày.

4.4. Trị tôm nổi đầu do độc khí

Khi phát hiện ra tôm trong ao nuôi bị nổi đầu do độc khí thì bà con cần dùng chế phẩm EM để điều trị như sau:

– Hòa tan 10 đến 15 lít EM tỏi hay EM rượu vào 20 lít nước lấy trong ao nuôi. Nguyên liệu này đủ dùng cho 1000m3, khi ao nuôi càng lớn thì càng tăng lượng nguyên liệu lên.

– Tạt hỗn hợp vừa tạo được vào trong ao nuôi lúc tôm nổi đầu.

– Mở các dàn quạt để chạy hết công suất.

4.5. Trị tôm bị mòn đầu, cụt đuôi

Để dùng chế phẩm EM trị tôm bị mòn đầu, cụt đuôi bà còn cần áp dụng công thức sau.

– Dùng 50 lít EM tỏi hay EM rượu cho 1000m2, định kỳ 2 ngày 1 lần.

– Thực hiện liên tục 3 lần trong 6 ngày liên tiếp thì có thể trị được khỏi bệnh cho tôm hoàn toàn.

4.6. Trị tôm bị đóng rong

Đây cũng là một bệnh khá phổ biến ở tôm và cách điều trị khá đơn giản như sau:

– Tạt 50 lít EM tỏi hay EM rượu cho 1000m2, mỗi ngày 1 lần.

– Tạt liên tiếp trong vòng 5 ngày vào mỗi buổi sáng để mang lại kết quả cao nhất.

4.7. Xử lý mùi hôi thối

Ở vị trí phát ra mùi hôi thối trong ao nuôi bà con hãy dùng chế phẩm EM2 phun xịt trực tiếp lên bề mặt. Chỉ cần vài lần thì mùi hôi sẽ hoàn toàn biết mất.

5. Nguyên tắc sử dụng chế phẩm EM gốc trong nuôi trồng thủy sản

Cách sử dụng chế phẩm EM không khó, tuy nhiên bà con cũng cần ghi nhớ một số nguyên tắc dưới đây để phát huy được công dụng của tốt nhất.

– Không sử dụng chế phẩm EM cùng với kháng sinh hay hóa chất diệt khuẩn. Đảm bảo phải dùng đúng liều lượng, tránh suy nghĩ sai lầm rằng dùng càng nhiều thì hiệu quả càng cao.

– Nếu là chế phẩm EM đậm đặc dạng nước thì nên ủ yếm khí để gia tăng sinh khối trước khi dùng.

– Khi nuôi thủy hải sản cần định kỳ xử lý vi sinh bằng chế phẩm EM để duy trì mật độ vi khuẩn thích hợp, kiểm soát sinh học môi trường nước và đáy ao, ổn định các yếu tố môi trường ao nuôi. Đồng thời công việc này cũng sẽ giúp ngăn ngừa được loài vi khuẩn gây bệnh, tảo độc, mầm bệnh tiềm ẩn trong ao nuôi.

– Thời gian xử lý vi sinh tốt nhất là từ 8 đến 10 giờ sáng, khi nắng ấm, tăng cường hàm lượng oxy hòa tan.

– Trong chế phẩm em 1 có chứa nhiều vi khuẩn hiếu khí Bacillus và vi khuẩn hiếu khí nghiêm ngặt VK Nitrat. Bởi thế, muốn phát huy được hiệu quả của nó cần đảm bảo lượng oxy hòa tan đầy đủ, tăng cường sục khí và quạt nước,…

– Hiệu quả sử dụng EM còn phụ thuộc vào sự ổn định của pH. Và để ổn định pH buộc bà con phải duy trì độ kiềm trong nước đạt 80 đến 150 mg/l. Ngoài ra, độ mặn trong nước quá cao sẽ gây chết hay ức chế sự sinh trưởng của vi sinh. Do đó cần kiểm tra độ mặn trước khi dùng chế phẩm EM phòng và trị bệnh cho vật nuôi.

– Hãy lên kế hoạch cẩn thận trong việc dùng vi sinh từ đầu đến cuối vụ để mang lại hiệu quả tối đa. Cụ thể, vào đầu vụ thì định kỳ 7 đến 10 ngày hãy dùng một lần, từ giữa đến cuối vụ thì định kỳ 3 đến 4 ngày hãy dùng một lần.

Những chia sẻ trên đây giúp bạn đọc hiểu rõ chế phẩm EM gốc là gì và cách sử dụng chế phẩm EM trong nuôi trồng thủy sản sao cho hiệu quả nhất. Chỉ cần áp dụng theo đúng hướng dẫn, chắc chắn bà con sẽ có vụ mùa bội thu. Và đừng quên đến với Hóa chất Hải Đăng để được cung cấp chế phẩm EM tốt nhất.